Binh lực hai bên Mặt_trận_Baltic_(1941)

Quân đội Đức Quốc xã

Quân đội Đức tấn công Liên Xô tại vùng Pribaltic gồm 29 sư đoàn, được tổ chức thành Cụm tập đoàn quân Bắc, phụ trách chính diện từ bờ biển Baltic đến khu vực Gołdap. Trong đó, các lực lượng chủ yếu được bố trí tại Đông Phổ. Trong biên chế cụm tập đoàn quân Bắc có tập đoàn quân không quân 1. Thống chế Wilhelm Ritter von Leeb được Adolf Hitler chỉ định làm tư lệnh cụm tập đoàn quân này. Binh lực gồm có:

  • Tập đoàn quân dã chiến 18 do chuẩn thống chế Georg von Küchler chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 26 của tướng Albert Wodrig gồm các sư đoàn bộ binh 61, 217, 291 (thê đội 1);
    • Quân đoàn bộ binh 1 của tướng Kuno-Hans von Both gồm các sư đoàn bộ binh 1, 11 và 21 (thê đội 1);
    • Quân đoàn bộ binh 38 của tướng Friedrich-Wilhelm von Chappuis gồm các sư đoàn bộ binh 58 và 254 (thê đội 2);
      • Sư đoàn bộ binh nhẹ 207 (thê đội 2).
  • Tập đoàn quân xe tăng 4 do thượng tướng Erich Hoepner chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 41 do trung tướng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy, gồm các sư đoàn xe tăng 1 và 6, Sư đoàn bộ binh 269 (thê đội 1) và Sư đoàn cơ giới 36 (thê đội 2);
    • Quân đoàn xe tăng 56 do trung tướng Erich von Manstein chỉ huy, gồm Sư đoàn xe tăng 8, Sư đoàn bộ binh 290 (thê đội 1), Sư đoàn cơ giới 3 và Sư đoàn cơ giới SS "Đầu lâu" (thê đội 2).
  • Tập đoàn quân dã chiến 16 do thượng tướng Ernst Busch chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 10 của tướng Christian Hansen, gồm các sư đoàn bộ binh 30 và 126 (thê đội 1);
    • Quân đoàn bộ binh 28 của tướng Mauritz von Wiktorin gồm các sư đoàn bộ binh 122 và 123 (thê đội 1);
    • Quân đoàn bộ binh 2 của tướng Walter von Brockdorff-Ahlefeldt gồm các sư đoàn bộ binh 12, 32 và 121 (thế đội 1);
    • Quân đoàn bộ binh 23 của tướng Albrecht Schubert gồm các sư đoàn bộ binh 206, 251 và 253 (thê đội 2);
      • Sư đoàn bộ binh nhẹ 281 (thê đội 2).
  • Tập đoàn quân xe tăng 3 do tướng Hermann Hoth chỉ huy thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm, đối diện với cánh Nam của Quân khu đặc biệt Pribaltic, trên địa đoạn từ Gołdap đến Suwałki, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 39 của tướng Rudolf Schmidt gồm có các sư đoàn xe tăng 7, 20 (thê đội 1) và các sư đoàn cơ giới 14, 20 (thê đội 2).
    • Quân đoàn xe tăng 57 của tướng Adolf-Friedrich Kuntzen gồm có Sư đoàn xe tăng 12 (thê đội 1), Sư đoàn xe tăng 19 và Sư đoàn cơ giới 18 (thê đội 2).
    • Quân đoàn bộ binh 5 của tướng Richard Ruoff gồm có các sư đoàn bộ binh 5 và 35.
    • Quân đoàn bộ binh 6 của tướng Otto-Wilhelm Förster gồm các sư đoàn bộ binh 6 và 26.
  • Tập đoàn quân không quân 1 do trung tướng không quân Alfred Keller chỉ huy.

Quân đội Liên Xô

Phương diện quân Tây Bắc Liên Xô do Thượng tướng F. I. Kuznetsov chỉ huy phòng thủ biên giới trên đất liền từ biển Baltic đến biên giới phía nam của Litva (tại khu vực Suwałki). Biên chế của Phương diện quân có:[7]

  • Tập đoàn quân 8 do thiếu tướng Pyotr Petrovich Sobennikov chỉ huy, Bộ tư lệnh tập đoàn quân đóng tại Kurtuvėnai gần Šiauliai, trong biên chế có:
    • Quân đoàn cơ giới 12 do thiếu tướng Nikolai Mikhailovich Shestopalov (đến ngày 27-6), đại tá Ivan Akimovich Razintsev (đến 30-6) và đại tá Villi Yanovich Grinberg chỉ huy, sư đoàn xe tăng 23 của đại tá T. S. Orlenko, sư đoàn xe tăng 28 của đại tá Ivan Danilovich Chernyakhovsky và sư đoàn cơ giới 202 của đại tá V. K. Gorbachiov và Lữ đoàn pháo chống tăng 9 (thê đội 2); được trang bị 729 xe tăng BT-7, T-26, T-37, T-38, T-40 và 22 xe bọc thép hạng nhẹ.[8]
    • Quân đoàn bộ binh 10 do thiếu tướng I. F. Nikolaev chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 10 và 90 (thê đội 1).
    • Quân đoàn bộ binh 11 do thiếu tướng M. S. Sumilov chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 48 và 125 (thê đội 1).
    • Sư đoàn bộ binh 11 trực thuộc Bộ chỉ huy tập đoàn quân.
  • Tập đoàn quân 11 do trung tướng V. I. Morozov chỉ huy, Bộ tư lệnh tập đoàn quân đóng tại Kaunas, trong biên chế có:
    • Quân đoàn cơ giới 3 do thiếu tướng A. V. Kurkin chỉ huy, gồm Sư đoàn xe tăng 2 (của thiếu tướng E. N. Soniankin), Sư đoàn xe tăng 5 của (đại tá F. F. Fiodorov) và Sư đoàn cơ giới 84 (của thiếu tướng P. I. Fomenko) nằm ở thê đội 2; được trang bị 672 xe tăng, 202 xe bọc thép, trong đó có 19 xe tăng KV-2 và 50 xe tăng T-34.[8]
    • Quân đoàn bộ binh 16 do thiếu tướng M. M. Ivanov chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 5, 33, 188 và Lữ đoàn pháo chống tăng 10 (thê đội 1);
    • Quân đoàn bộ binh 29 do thiếu tướng A. G. Samokhin chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 126, 128 (thê đội 1), 179 và 184 (thê đội 2).
    • Sư đoàn bộ binh độc lập 23 trực thuộc Bộ tư lệnh tập đoàn quân.
  • Tập đoàn quân 27 do thiếu tướng Nikolai Erastovich Berzarin chỉ huy, Bộ tư lệnh tập đoàn quân đóng tại Riga trên tuyến phòng thủ thứ hai, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 22 do tướng A. S. Ksenofontov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 180 và 182;
    • Quân đoàn bộ binh 24 gồm các sư đoàn bộ binh 181 và 183.
  • Lực lượng tăng viện:
    • Quân đoàn cơ giới 21 (được điều từ Quân khu Moskva) do thiếu tướng D. D. Leluyshenko chỉ huy, gồm các sư đoàn xe tăng 42, 46, Sư đoàn cơ giới 185.
    • Sư đoàn đổ bộ đường không 5 (được điều từ lực lượng dự bị của STAVKA).

Nhiệm vụ bảo vệ bờ biển được giao cho các sư đoàn bộ binh 16, 67 và lữ đoàn bộ binh độc lập 3 phối hợp với lực lượng của các căn cứ hải quân thuộc Hạm đội Baltic Cờ đỏ do Phó đô đốc V. F. Tributs chỉ huy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt_trận_Baltic_(1941) http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html http://data.lnb.lv/nba01/Tevija/1941/Tevija1941-05... http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/dd... http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ed... http://militera.lib.ru/h/1941/03.html http://militera.lib.ru/h/achkasov_pavlovich/04.htm...